Làm quen với 10 loại lê đến từ Hoa Kỳ

Chia sẻ:

Bạn có biết Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất và xuất khẩu lê trọng điểm trên thế giới? Lê Mỹ có quanh năm, với nhiều mùa vụ xen lẫn nhau. Trái lê cũng có rất nhiều công dụng, như: ăn liền, ép nước, chế biến thành nước sốt hoặc được sử dụng như nguyên liệu chính trong nhiều món ăn cầu kỳ.

Quan trọng hơn cả: Có tới 10 loại lê trong nhà lê Hoa Kỳ đó. Hãy cùng Gia Đình Mỹ Vị khám phá đặc điểm của 10 loại lê Hoa Kỳ trong bài viết sau đây.

1. Lê Bartlett

Lê Bartlett là loại lê ngọt và mọng nước nhất trong các giống lê Mỹ. Ở nhiệt độ phòng, lê Bartlett sẽ chuyển từ màu xanh lá cây sang vàng khi chín; đồng thời trở nên mềm và ngọt hơn. Để bảo quản lê một cách tốt nhất, hãy giữ những trái lê chín trong ngăn mát tủ lạnh từ 3-5 ngày.

Các ngành công nghiệp chuyên thực hiện quy trình bảo quản trái cây, hay những đầu bếp tại gia đều ưa chuộng lê Bartlett. Mách nhỏ: bạn có thể cắt lát lê Bartlett và ăn cùng phô mai xanh vụn trong bữa salad hàng ngày, hoặc tham khảo công thức nước ép lê Mỹ Bartlett tại đây.

Mùa vụ: tháng 9 – tháng 6 năm sau

2. Lê Bartlett Đỏ

Lê Bartlett đỏ chuyển từ màu đỏ sẫm với sọc dọc nhạt sang màu đỏ tươi đẹp mắt khi chín. Bên cạnh đó, hương vị và kết cấu cũng thay đổi trong quá trình này. Khi chưa chín, lê Bartlett đỏ giòn và chua. Khi chín, lê Bartlett đỏ rất ngọt và mọng nước.

Lê Bartlett đỏ có thể dùng để chế biến rất nhiều món ăn, với độ linh hoạt tương tự như những trái táo. Một lát lê Barlett đỏ sẽ làm dĩa salad xanh thêm phần sống động. Nếu đam mê bếp bánh, thì công thức bánh hạnh nhân cùng lê Bartlett đỏ và yến mạch này sẽ làm bạn hài lòng!

Mùa vụ: tháng 8 – tháng 2 năm sau

3. Lê Anjou Xanh

Điều thú vị nhất về lê Anjou xanh là chúng không đổi màu và vẫn giữ một màu xanh mát mắt khi chín!

Tùy thuộc vào độ chín khi mua, lê Anjou có thể mất từ ba đến năm ngày để chín hoàn toàn ở nhiệt độ phòng. Sau khi chín, bạn có thể bảo quản những trái lê Anjou xanh trong tủ lạnh, giúp quá trình chín chậm lại trong vài ngày.

Khi chín, lê Anjou xanh mọng nước và có vị ngọt thanh. Phần thịt đặc của giống lê này phù hợp nhất với các món ăn sử dụng nhiều nhiệt như nướng, kho, quay và sẽ rất ngon khi được cắt lát tươi trong món salad hoặc ăn liền như một món ăn vặt tiện lợi. Có một công thức bạn có thể bắt đầu áp dụng ngay hôm nay, đó là cách làm Bánh mì nướng yến mạch lê Anjou!

Mùa vụ: tháng 9 – tháng 7 năm sau

4. Lê Anjou Đỏ

Đúng như tên gọi, giống lê này đạt độ chín khi vỏ chuyển sang màu đỏ tươi.

Lê Anjou đỏ có vị ngọt giống như lê Bartlett và lý tưởng để bổ sung vào món salad hoặc món tráng miệng. Lưu ngay công thức bánh cookie granola và lê Anjou đỏ Hoa Kỳ nha cả nhà!

Mùa vụ: tháng 9 – tháng 6 năm sau

5. Lê Bosc

Trong quá trình chín, mỗi trái lê Bosc có độ ngọt đậm sớm hơn so với các giống lê khác. Vì vậy, bạn có thể thưởng thức hương vị ngọt ngào và độ mọng nước của giống lê này trước khi thịt quả mềm hoàn toàn.

Vì thịt quả săn chắc và đặc hơn các giống lê khác, giống lê Bosc là lựa chọn hoàn hảo để làm bánh hoặc nướng trên vỉ. Bên cạnh đó, loại lê này cũng tuyệt vời khi ăn liền, đặc biệt là đối với những người ai kết cấu chắc rắn của các loại trái cây. Bạn hãy lưu ngay công thức làm bánh Sô cô la lê Bosc Mỹ và trổ tài tại nhà nhé!

Mùa vụ: tháng 9 – tháng 5 năm sau

6. Lê Comice

Trong quá trình chín, màu vàng lục của Comice rất ít thay đổi. Dấu hiệu nhận biết lê đã chín là khi phần đầu xung quanh cuống bắt đầu mềm.

Đây là một loại lê ngọt, mọng nước với kết cấu rất mịn. Hoàn hảo cho một bữa ăn nhẹ, hoặc tiện lợi như một món tráng miệng kèm với phô mai. Lưu ngay công thức sinh tố lê Mỹ tại đây cho một buổi sáng nhẹ nhàng hay xế chiều bớt buồn miệng.

Mùa vụ: tháng 9 – tháng 3 năm sau

7. Lê Concorde

Giống lê Concorde có thể được thưởng thức ở nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình chín. Nếu bạn thích kết cấu tươi một chút, trái lê Concorde có thể ăn ngay sau khi mua. Khi chín, lê Concorde trở nên mềm hơn về kết cấu và hương vị cũng ngọt hơn. Lê Concorde là một loại trái cây tuyệt vời để ăn tươi, dùng trong món salad, nướng hoặc áp chảo. Tham khảo công thức Sườn heo nướng với Chutney lê Mỹ ở đây nhé!

Mùa vụ: tháng 9 – tháng 1 năm sau

8. Lê Forelle

Lê Forelle có vỏ màu xanh và sẽ chuyển sang màu vàng tươi khi chín. Khi lê Forelle xuất hiện các đốm nhỏ màu đỏ, lúc đó quả đã chín và bạn có thể thưởng thức được rồi!

Lê Forelle nhỏ nhưng rất ngọt và mọng nước. Là một lựa chọn lý tưởng cho bữa tối nhẹ nhàng của trẻ hoặc dùng kèm với phô mai trong món khai vị. Lưu ngay bí quyết cho các món snack Lê Mỹ nha bạn!

Mùa vụ: tháng 9 – tháng 3 năm sau

9. Lê Seckel

Lê Seckel không đổi màu khi chín. Thay vì vậy, phần xung quanh cuống sẽ mềm hơn, báo hiệu rằng bạn sắp được thưởng thức lê. Khi mua lê Seckel, bạn hãy quan sát kĩ để nhận biết dấu hiệu này.

Mỗi trái lê Seckel nhỏ nhưng vị ngọt lại rất đậm đà. Hoàn hảo để dùng với phô mai trong bữa tối nhẹ của trẻ, nướng với bánh quy hoặc như một món tráng miệng tuyệt vời. Đây là công thức Hạt diêm mạch nướng cùng gừng, cà rốt và lê Mỹ, cả nhà hãy lưu lại và chế biến nhé!

Mùa vụ: tháng 9 – tháng 3 năm sau

10. Lê Starkimson:

Lê Starkrimson là một trong số ít những loại lê có vỏ đổi màu khi chín. Màu sắc chuyển từ đỏ thẫm sang đỏ tươi, và lớp vỏ cũng mỏng dần. Mùi hương và độ mọng nước của lê Starkrimson cũng tăng dần trong quá trình chín. Lê Starkrimson cũng chín tốt nhất ở nhiệt độ phòng. Và hãy lưu ý: chỉ bảo quản lạnh lê sau khi lê đã chín và sẵn sàng để thưởng thức.

Những tâm hồn sành ăn chọn lê Starkrimson cho những công thức mới lạ nhằm thể hiện màu sắc sống động của vỏ. Cắt lát và sử dụng trong món salad, ăn kèm ngũ cốc, hoặc dùng trong món thịt nướng là bạn sẽ có một dĩa thức ăn bắt mắt vô cùng. Cùng làm món Salad tôm kiểu Thái cùng lê Starkrimson Mỹ như gợi ý ở đây nha.

Mùa vụ: tháng 8 – tháng 1 năm sau

Đọc nhiều trong tháng

Bài viết khác