Được trồng như một loại lương thực chính ở phương Đông từ rất lâu trước khi các ghi chép lịch sử tồn tại, nhưng chỉ trong thời gian gần đây, đậu nành mới được công nhận là loại cây thần kỳ với vô số công dụng từ làm thực phẩm cho người, thức ăn chăn nuôi cho đến sử dụng trong công nghiệp.
Ngày nay, Hoa Kỳ là nước sản xuất đậu nành lớn nhất thế giới với canh tác bền vững được tiêu thụ trong nước cũng như để xuất khẩu trên toàn cầu.
Đậu nành chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cho cuộc sống khỏe mạnh – protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và cả các chất dinh dưỡng thực vật hoạt động như chất chống oxy hóa quan trọng. Nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành và các nguyên liệu khác từ đậu nành có thể mang lại những đóng góp quý giá cho chế độ ăn uống hiện đại của chúng ta, phù hợp với mọi lứa tuổi và lý tưởng trong mọi trường hợp.
Đậu nành tươi nấu chín có thể ăn nguyên hạt hoặc được chế biến thành nhiều loại thực phẩm và đồ uống khác nhau như đậu phụ, sữa đậu nành hoặc đồ uống bổ sung đậu nành, tempe, miso, hoặc chế biến thành các nguyên liệu như protein kết cấu và bột đậu nành. Đậu nành là một nguyên liệu linh hoạt cho cả công thức nấu ăn thông thường cũng như sáng tạo và có thể được đưa vào các món nướng và các loại thực phẩm khác để thưởng thức ẩm thực rất được yêu thích ở châu Á và trên thế giới.
Sự bùng nổ của xu hướng tiêu thụ đậu nành trên toàn thế giới không còn chỉ giới hạn ở những người ăn chay hoặc chế độ ăn thuần chay, vì ngày càng nhiều người tiêu thụ thịt cũng dần bị chinh phục bởi những lợi ích và khả năng ứng dụng linh hoạt của đậu nành trong ẩm thực. Sức hút đó đến từ những giá trị dinh dưỡng mà đậu nành có thể cung cấp tương đương với mỡ, bơ, nước chấm, thức uống đậu nành, đồ ăn nhẹ, sốt mayonnaise, thịt nguội, xốt chấm và thậm chí cả socola.
Cam kết sản xuất bền vững
95% các nhà sản xuất đậu nành ở Hoa Kỳ tuân thủ theo Nghị định thư đảm bảo tính bền vững của đậu nành, bộ quy ước cho phép họ thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và liên tục cải thiện sản xuất bền vững.
Trách nhiệm đối với môi trường giữ vai trò vô cùng quan trọng vì ngày nay, các đơn vị sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới đều tập trung nỗ lực thực hiện những phương pháp nuôi trồng tiên tiến, nhằm giảm tác động đến biến đổi khí hậu và đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Hiểu được điều này từ hơn ba thập kỷ trước, các nhà sản xuất đậu nành tại Hoa Kỳ đã quyết định lấy việc bảo vệ môi trường làm trọng tâm phát triển và tới nay đã cho thấy những thành quả đáng ghi nhận.
Sản xuất quy mô hơn với tác động môi trường ít hơn
Kể từ năm 1980, Mỹ đã tăng sản lượng thu hoạch lên 96%, trong khi giảm 46% năng lượng sử dụng cho mỗi tấn đậu nành được trồng. Trong vòng hơn ba thập kỷ kể từ năm 1980 đến năm 2012, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do ngành đậu nành Hoa Kỳ tạo ra đã giảm 47%.
Một thành tựu quan trọng khác là việc giảm được 70% dư lượng có nguồn gốc thuốc diệt cỏ, từ đó giúp duy trì chất lượng nguồn nước. Ngoài ra, để bảo vệ các khu vực nhạy cảm, nông dân trồng đậu nành ở Hoa Kỳ đã cắt giảm gần 11 triệu hecta đất khỏi diện tích sản xuất nông nghiệp như một phần của Chương trình Dự trữ Bảo tồn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Tất cả những thành tích đó là kết quả của cam kết chặt chẽ giữa USSEC và các hộ nông dân trồng đậu nành tại Hoa Kỳ nhằm mang lại giá trị gia tăng cho loại thực phẩm này. Ngoài giá trị dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe và tính ứng dụng cao, đậu nành còn được trồng theo các mô hình sản xuất chú trọng đến tính bền vững của môi trường.