Tại Alaska, cá hồi hoang dã được phát triển tự do trong môi trường tự nhiên, không có sự can thiệp của con người. Do vậy, cá hồi Alaska tự nhiên là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất và mang nhiều giá trị dinh dưỡng nhất trên thế giới.
Không chỉ cá hồi, đây là nơi mà khái niệm “nuôi trồng thuỷ sản” không tồn tại: Tất cả hải sản tại tiểu bang này đều được đánh bắt hoàn toàn tự nhiên nên rất chắc thịt và giàu dinh dưỡng hơn các loại cá được nuôi trồng thông thường.
Trước nguồn thiên nhiên trời phú này, tiểu bang Alaska đã có những chính sách nghiêm ngặt với việc đánh bắt hải sản nhằm bảo vệ hệ sinh thái biển. Không chỉ chính phủ mà ngay cả ngư dân, người dân bản địa, và giới khoa học đều có chung mục tiêu: Ngăn chặn tình trạng đánh bắt quá mức để tránh tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên và cộng đồng địa phương, từ đó đảm bảo nguồn cung hải sản chất lượng cao và lành mạnh cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Nhờ gắt gao với việc đánh bắt bền vững, Alaska là một trong số ít nơi trên thế giới có nguồn cá hồi hoang dã dồi dào mà không bị liệt vào hàng động vật bị đe doạ do khai thác quá mức hay có nguy cơ tuyệt chủng. Trên thực tế, số lượng cá đánh bắt từ tự nhiên của tiểu bang này đã cao hơn cả số lượng cá trên cả nước Mỹ cộng lại.
“Vén màn” quy trình đánh bắt bền vững
Để đưa được cá hồi và các loại hải sản chất lượng cao khác từ Alaska đến bàn ăn của bạn là cả một quy trình được suy tính kỹ lưỡng và giám sát nghiêm ngặt.
Một trong những yếu tố quan trọng khi đánh bắt để bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên đó là “đúng mùa”. “Đúng mùa” nghĩa là chỉ đánh bắt khi thuỷ hải sản ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, không đánh bắt thuỷ hải sản còn non và tránh khai thác thuỷ hải sản trong mùa sinh sản. Tại Alaska, với sự hỗ trợ của công nghệ, người ta có thể dự báo được tổng số lượng thuỷ hải sản ở biển, từ đó định ra số lượng được phép đánh bắt trong mỗi vụ thu hoạch.
Ngoài ra, Alaska còn phát triển một hệ thống “truy xuất nguồn gốc” (tracebility) hiện đại, giúp bạn dễ dàng theo dõi toàn bộ hành trình từ lúc hải sản được đánh bắt cho đến khi được chế biến thành món ăn ngon lành trước mặt bạn.
Hiện có hơn 100 loài hải sản được đánh bắt tại Alaska, đồng thời cũng là nguyên liệu để sản xuất hơn 300 loại sản phẩm độc đáo khác. Trong đó, cá hồi là sản phẩm đại diện nhất cho Alaska.
Một số loại cá tiêu biểu khác của Alaska là cá bơn halibut, cá tuyết chấm đen (haddock), cá bơn sole, cá tuyết, cá trích, và cá bẹt turbot; các loài động vật có vỏ như cua, tôm, bạch tuộc, mực, sò điệp, nghêu… Tất cả đều được khai thác bằng kỹ thuật đánh bắt hiện đại nhất.
Hầu hết sản lượng đánh bắt sẽ được cấp đông ngay lập tức nhằm đảm bảo giữ nguyên chất lượng và hương vị. Hải sản Alaska được phân phối tới tay người tiêu dùng dưới dạng thực phẩm đông lạnh, hun khói và đóng hộp nên có thể dễ dàng thưởng thức quanh năm.
Những điểm cần lưu ý khi chế biến
Thuộc nhóm cá béo (oily fish), cá hồi hoang dã là hàng hải sản cao cấp vì hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe dù khi bạn chỉ ăn một lượng nhỏ. Chất béo không bão hòa đơn và đa trong cá hồi hoang dã tốt cho sức khỏe tim mạch và động mạch. Đồng thời còn giàu protein, vitamin E và khoáng chất, đặc biệt là kali. Có hương vị đặc trưng và chắc thịt nên cá hồi hoang là nguyên liệu lý tưởng cho các món ăn sống như món Poke với “topping” cá hồi, đậu và xoài xanh.
Ngoài cá hồi, cá bơn haddock, một loại cá trắng, cũng là loại hải sản giàu dinh dưỡng và dễ chế biến tại gia cho bữa cơm gia đình. Đây cũng là một nguồn thực phẩm phù hợp cho chế độ ăn uống lành mạnh vì hàm lượng chất béo và calo thấp (100 gram cá haddock chỉ có 75 calo), giàu protein, Omega 3, khoáng chất và vitamin B tổng hợp.
Khi mua cá haddock phi lê đông lạnh, bạn nên để chúng rã đông tự nhiên để đảm bảo giữ nguyên kết cấu thịt và hương vị thơm ngon cho cá. Sau đó, bạn có thể nhúng bột rồi chiên cá, đem nướng, hoặc dùng để hầm với súp và canh. Cá haddock cũng thường được dùng làm món fish finger – món cá tẩm bột chiên (hoặc nướng) rất được trẻ em Mỹ yêu thích.